“Mất gốc Toán” – cụm từ có lẽ đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít bậc phụ huynh có con em từ lớp 6 đến lớp 9. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng đến kết quả học tập hiện tại, thi chuyển cấp, mà còn có thể gây ra những hệ lụy lâu dài, cản trở sự phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và cơ hội thành công trong tương lai của các em.
Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích nguyên nhân căn bản của việc mất gốc Toán, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực, đã được chứng minh hiệu quả, giúp các em học sinh theo học Lớp Toán Cô Hạnh không chỉ lấy lại kiến thức, mà còn xây dựng được nền tảng Toán học vững chắc, tự tin chinh phục những thử thách trong học tập và cuộc sống.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây mất gốc Toán
Bản thân học sinh
Theo kinh nghiệm nhiều năm đi dạy và kèm cặp cho các em bị mất gốc Toán, cô Hạnh nhận thấy, nguyên nhân lớn nhất chính là bản thân mỗi học sinh. Phổ biến nhất là lười biếng, thiếu tập trung trong giờ học. Do vậy, khi tham gia các lớp chính khoá, hay học thêm lớp quá đông thì các em tiếp thu không đáng kể. Phải thu hẹp lại kèm riêng, giáo viên theo dõi sát thì mới cải thiện được.
Tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi lên các lớp trên, vì chương trình đào tạo ở Việt Nam đang theo mô hình đồng tâm xoắn ốc, nếu đứt gãy từ lớp dưới, thì sẽ gây mất gốc dây chuyền.
Tiếp theo đó là thói quen học vẹt, học đối phó chứ không chịu tìm hiểu, đào sâu bản chất. Ví dụ thay vì học thuộc các công thức (thường dễ quên, hoặc nhớ nhầm), các em học sinh giỏi sẽ biết cách chứng minh, tái tạo lại công thức đó (nhớ lâu, tăng cường tư duy suy luận logic). Bản thân cô khi đi dạy luôn khuyến khích và rèn cho các em theo phương pháp này.
Tác động từ môi trường
Mất gốc Toán không chỉ do học sinh mà còn do yếu tố bên ngoài như gia đình, nhà trường, giáo viên. Phương pháp giảng dạy của giáo viên rất quan trọng. Đôi khi ở các môi trường công lập, chính khoá, giáo viên ít đổi mới, không liên hệ kiến thức với thực tế, làm cho các em mất đi hứng thú với môn Toán. Cũng như khi lớp quá đông, khó có cơ hội để quan tâm đến từng học sinh, hoặc điều chỉnh cách tiếp cận phù hợp với tính cách và năng lực mỗi em.
Tiếp theo, khi ở nhà, các em bị thiếu không gian học tập phù hợp, ít tài liệu, hoặc không biết cách tìm kiếm các nguồn sách tham khảo, đề thi, bài tập để thực hành. Hay như nhiều phụ huynh mà cô có cơ hội tiếp xúc, họ ít có thời gian kèm cặp con cái hay thậm chí không quan tâm đến sự học của con. Cứ “bán” hết cho nhà trường và cô giáo. Sự thiếu quan tâm từ gia đình phần nào khiến học sinh thiếu động lực, hoặc có định kiến sai lầm về việc học.

Ngoài ra, chương trình học những năm gần đây cũng thường xuyên thay đổi, nhiều bộ sách giáo khoa được phát hành (Chân trời sáng tạo, Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống…). Chưa xét đến chất lượng nội dung, nhưng thay đổi nhiều như vậy cũng khiến học sinh và phụ huynh đau đầu chạy theo, đặc biệt khi chuyển cấp, chuyển trường.
Làm sao để con lấy lại nền tảng, khi bị mất gốc Toán?
Xác định lỗ hổng và nguyên nhân
Nếu cha mẹ chịu khó quan sát việc học của con ở nhà và thường xuyên hỏi thăm giáo viên thì phần nào sẽ giải quyết được. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của cô Hạnh thì nên cho con tham gia một lớp học kèm nhỏ với giáo viên nhiều kinh nghiệm.
Giáo viên sẽ tiến hành xác định chính xác những “lỗ hổng” kiến thức qua các bài kiểm tra với điểm số, đánh giá năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Đặc biệt, như cô Hạnh sẽ trò chuyện, và quan sát quá trình học tập của học sinh trên lớp, để ý từng biểu hiện, cách các em tiếp cận vấn đề.
Đưa ra kế hoạch học tập riêng
Tiếp theo, cô sẽ đưa ra kế hoạch học tập, bồi dưỡng các phần còn thiếu và điều chỉnh bài tập nâng dần độ khó lên. Thông thường, chỉ cần khoảng 1 tháng kèm riêng, hoặc học nhóm nhỏ là đủ để xây dựng lại nền tảng cho các em. Sau đó, có thể đưa các em quay lại các lớp đông học sinh hơn, để giảm gánh nặng học phí, cũng như tạo môi trường tương tác và cạnh tranh hơn.
Các lộ trình học tập cũng được cô chia nhỏ thành các giai đoạn, với các mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được. Điều này không chỉ giúp phụ huynh & học sinh dễ dàng theo dõi tiến độ mà còn tạo động lực và cảm giác thành công khi con đạt được những “chiến tích” nhỏ.
Thực hành, luyện tập khi ở nhà
Để đạt được hiệu quả tối ưu, sự đồng hành và hỗ trợ từ phía gia đình là không thể thiếu. Trước hết, cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con, có bàn học thoải mái, ánh sáng đầy đủ, không gian yên tĩnh, sử dụng thêm các sách tham khảo, ôn luyện, bài tập của giáo viên cung cấp.
Tiếp đó là dành thời gian quan tâm đến con. Giám sát con chặt trong giai đoạn đầu, để con hình thành thói quen tập trung, nề nếp. Đặc biệt là cần hoàn thành đầy đủ các bài tập mà giáo viên giao. Thời gian con tự học, nghiên cứu, thực hành bài tập đóng vai trò vô cùng quan trọng, phụ huynh không nên bỏ lơ con.
Ngoài ra, cha mẹ cũng tránh tạo những áp lực không cần thiết, tránh làm con cảm thấy sợ hãi, chán nản với môn Toán. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và giáo viên sẽ tạo nên một môi trường học tập toàn diện, giúp con vượt qua khó khăn và trị dứt điểm tình trạng mất gốc Toán.
Cho con học thêm, học kèm
Mặc dù vấn đề dạy thêm – học thêm vẫn còn nhiều tranh cãi, thậm chí, từ 14/2/2025, theo thông tư 29 do Bộ GD&ĐT ban hành, cấm giáo viên dạy thêm với học sinh của mình ở trường, và đưa ra nhiều ràng buộc hơn cho giáo viên. Tuy vậy, đây vẫn là nhu cầu cấp thiết với đối tượng học sinh mất gốc Toán, nếu không đi học thêm Toán, sẽ tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực từ bản thân các em và phụ huynh. Trong khi hiệu quả thì rất thấp.
Đối với các em trên địa bàn Quận 12, TPHCM, đã nỗ lực nhiều nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hãy tìm đến địa chỉ Lớp Toán Cô Hạnh. Với kinh nghiệm hơn 10 năm đi dạy, trình độ Thạc sĩ, chuyên về Phương pháp giảng dạy bộ môn Toán, nhiều năm ôn luyện học sinh giỏi, đạt được nhiều bằng khen của TPHCM, cô Hạnh tự tin giúp học sinh không chỉ lấy lại kiến thức mà còn phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và niềm yêu thích đối với môn học này.
Hành trình giúp con lấy lại căn bản Toán, xây dựng nền tảng vững chắc đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và phương pháp đúng đắn từ cả phía học sinh, cha mẹ và thầy cô. Nếu quý phụ huynh cần tư vấn, hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ cô Hạnh qua số điện thoại hoặc Zalo 0899331295 nhé.